Sở Du lịch tỉnh Khánh hòa

Cổng thông tin Du lịch Khánh hòa

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trẩy hội Tháp Bà Ponagar

 

 

  •  

Ngày 25-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại Khu di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang đã khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar 2019.

 

Các đại biểu và người dân tham dự lễ khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar 2019

Các đại biểu và người dân tham dự lễ khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar 2019

 

Đến dự có các ông: Nguyễn Đắc Tài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Phan Thông – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa; Trần Ngọc Thanh – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và nhân dân, du khách thập phương.

 

Sau nghi thức phát biểu khai mạc lễ hội của đại diện Ban tổ chức, ông Nguyễn Đắc Tài đã đánh những hồi trống khai hội...

Sau nghi thức phát biểu khai mạc lễ hội của đại diện Ban tổ chức, ông Nguyễn Đắc Tài đã đánh những hồi trống khai hội...

 

... Và dẫn đoàn lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa vào dâng hương, dâng hoa lễ Đức Thánh Mẫu.

... Và dẫn đoàn lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa vào dâng hương, dâng hoa lễ Đức Thánh Mẫu.

 

Lễ hội Tháp Bà Ponagar đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống của tín ngưỡng thờ Mẫu ở vùng đất Khánh Hòa như: lễ cầu Quốc thái dân an; lễ cúng Ngọ; lễ dâng hương Mẫu; lễ tế cổ truyền; lễ khai diên; lễ tôn vương.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống của tín ngưỡng thờ Mẫu ở vùng đất Khánh Hòa như: lễ cầu Quốc thái dân an; lễ cúng Ngọ; lễ dâng hương Mẫu; lễ tế cổ truyền; lễ khai diên; lễ tôn vương.

 

Trước ngày khai mạc, tối 24-4, đã diễn ra Lễ thả hoa đăng trên sông Cái.

Trước ngày khai mạc, tối 24-4, đã diễn ra Lễ thả hoa đăng trên sông Cái.

 

Cùng với đó là nghi thức rước kiệu Thánh Mẫu đi qua những tuyến đường chính trong khu dân cư Cù Lao Vĩnh Thọ.

Cùng với đó là nghi thức rước kiệu Thánh Mẫu đi qua những tuyến đường chính trong khu dân cư Cù Lao Vĩnh Thọ.

 

Theo đại diện của Ban tổ chức, lễ hội năm nay dự kiến có hơn 100 nghìn lượt người dân và khách thập phương về hành lễ.

Theo đại diện của Ban tổ chức, lễ hội năm nay dự kiến có hơn 100 nghìn lượt người dân và khách thập phương về hành lễ.

 

Trong đó, có hơn 100 đoàn khách hành hương đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành khác như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Trong đó, có hơn 100 đoàn khách hành hương đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành khác như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận…

 

Đồng bào Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận cũng về tham dự lễ hội với số lượng ước khoảng gần 5.000 lượt người.

Đồng bào Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận cũng về tham dự lễ hội với số lượng ước khoảng gần 5.000 lượt người.

 

Về với Mẹ, người Chăm mang theo những lễ vật giản di chính là sản vật do họ làm ra để dâng lên Mẹ và cầu mong Mẹ ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cũng như những điều tốt đẹp khác trong cuộc sống gia đình, xóm làng.

Về với Mẹ, người Chăm mang theo những lễ vật giản dị chính là sản vật do họ làm ra để dâng lên Mẹ và cầu mong Mẹ ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cũng như những điều tốt đẹp khác trong cuộc sống gia đình, xóm làng.

 

Để các đoàn khách về tham gia lễ hội đều được vào khu vực Tháp Chính lễ Mẫu, từ nhiều năm nay, Ban tổ chức đã thực hiện việc phân luồng nhằm đảm bảo trật tự.

Để các đoàn khách về tham gia lễ hội đều được vào khu vực Tháp Chính lễ Mẫu, từ nhiều năm nay, Ban tổ chức đã thực hiện việc phân luồng nhằm đảm bảo trật tự.

 

Bên cạnh các nghi thức, lễ hội Tháp Bà Ponagar còn có các hoạt động như trình diễn dệt thổ cẩm, làm gốm truyền thống của đồng bào Chăm.

Bên cạnh các nghi thức, lễ hội Tháp Bà Ponagar còn có các hoạt động như trình diễn dệt thổ cẩm, làm gốm truyền thống của đồng bào Chăm.

 

Các đoàn hành hương hát văn múa bóng dâng Mẫu.

Các đoàn hành hương hát văn múa bóng dâng Mẫu.

 

Trong dòng người đến với lễ hội Tháp Bà Ponagar, có rất đông du khách nước ngoài.

Trong dòng người đến với lễ hội Tháp Bà Ponagar, có rất đông du khách nước ngoài.

 

Đây là dịp để những vị khách nước ngoài biết thêm về lễ hội truyền thống của dân Khánh Hòa.

Đây là dịp để những vị khách nước ngoài biết thêm về lễ hội truyền thống của dân Khánh Hòa.

 

Trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức không thu phí tham quan của người dân và khách hành hương đến Khu di tích Tháp Bà Ponagar. Lễ hội Tháp Bà Ponagar sẽ kết thúc vào ngày 27-4.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức không thu phí tham quan của người dân và khách hành hương đến Khu di tích Tháp Bà Ponagar. Lễ hội Tháp Bà Ponagar sẽ kết thúc vào ngày 27-4.

 

N.T

 

 

 


Nguồn: https://www.baokhanhhoa.vn/phong-su-anh/201904/tray-hoi-thap-ba-ponagar-8112652/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới nhất
Thời tiết